BÁO CÁO KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CMNV

Thứ ba - 07/05/2024 23:13
BÁO CÁO KINH NGHIỆM PTCM NGHIỆP VỤ
BÁO CÁO KINH NGHIỆM
VỀ PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ BẢN THÂN,
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
 TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SỐ 2 MƯỜNG MƯƠN
          Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và bồi dưỡng CMNV cho đội ngũ CB, GV, NV là một việc làm hết sức quan trọng. Chính vì vậy nhà trường cần thực hiện một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ, nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị, cụ thể như sau:
       1. Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết:
       Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ trước hết phải xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết
      Căn cứ vào các tiêu chuẩn của một tập thể vững mạnh, tôi đã đặt ra những lộ trình, kế hoạch phấn đấu, xây dựng tập thể sư phạm trường PTDTBT Tiểu học số 2 Mường Mươn đạt tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết như:
     - Đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí đầm ấm, lối sống lành mạnh trong tập thể. Xây dựng trường học hạnh phúc.
     - Nắm vững và thực hiện tốt đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước.
    - Có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỷ luật cao. Nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp Nhà Nước, quy chế của ngành và nội quy của trường. Có sự thống nhất ý chí và hành động của mọi thành viên, tạo nên sức mạnh của tập thể đó. Có mục tiêu rõ ràng, có quy chế cụ thể và mỗi thành viên phải luôn lấy đó làm căn cứ cho hoạt động của mình.
    -Chấp hành nội quy, quy chế của ngành, của nhà trường, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, luật pháp Nhà nước. Mỗi thành viên phải xây dựng cho mình thói quen “sống có trách nhiệm” đồng thời vận động mọi người xung quanh mình phải có ý thức đó.
     - Luôn có ý chí phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ, phấn đấu trở thành con người mới có phẩm chất, năng lực, sức khoẻ là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
     - Có nâng cao trình độ về mọi mặt: chính trị, tư tưởng, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ mới có đủ năng lực để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
    Từ những căn cứ nêu trên, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể phấn đấu để xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, vững mạnh; luôn phấn đấu làm tốt công tác quản lý đội ngũ:Căn cứ vào tình hình đội ngũ, tôi đã xây dựng kế hoạch phát triển bản thân,  đội ngũ trung hạn (5 năm), ngắn hạn (hằng năm) để từng bước có hướng bồi dưỡng tạo nguồn cho đội ngũ. Mà như chúng ta đã biết công tác bồi dưỡng đội ngũ là yêu cầu có tính chiến lược, phải làm sao để xây dựng được phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể sư phạm nhà trường, để mọi thành viên đều thấy rằng vai trò của công tác tự học, tự bồi dưỡng là một vấn đề rất cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với mỗi cán bộ - giáo viên. Ngoài ra tôi đã xác định công tác bồi dưỡng phải có sự thống nhất giữa bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ và trên cơ sở các nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong thực tiễn.
      Công tác đánh giá đội ngũ cũng là một việc làm không kém phần quan trọng, vì có đánh giá đúng mới lựa chọn, sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý, sử dụng đúng khả năng tiềm ẩn mỗi người, là căn cứ để tạo động lực, đẩy mạnh vai trò của thi đua - khen thưởng.
     2. Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ, phân công công việc hợp lý, phù hợp sở trường, năng lực từng cá nhân:
     Để giúp cho đội ngũ có điều kiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho anh em trong đơn vị được phát huy hết năng lực, tính chủ động, sáng tạo của bản thân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao; tôi đã tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt: Nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên về lịch sử bản thân, quá trình đào tạo, khả năng công tác, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sở trường, nguyện vọng của từng giáo viên, công nhân viên thông qua một số biện pháp tìm hiểu tích cực như:
     + Xem hồ sơ công tác, lý lịch giáo viên.
    + Qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp.
    + Qua lắng nghe và phân tích dư luận.
   + Qua chất lượng công việc đã giao.
     Từ việc nắm bắt cụ thể tình hình đội ngũ, chúng tôi đã sắp xếp phân công việc các thành viên trong nhà trường sao cho thật sự phù hợp và hiệu quả. Đây là khâu hết sức quan trọng, phân công việc hợp lí sẽ tạo điều kiện cho mọi người phát huy được tài năng, nâng cao chất lượng giáo dục. Chuyên môn nắm được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi giáo viên phối hợp với Hiệu trưởng phân công hợp lí và kết hợp bồi dưỡng sử dụng lâu dài. Trong phân công đội ngũ tôi luôn đặt ra cho mình một số nguyên tắc cần chú ý khi phân công và cố gắng thực hiện theo các nguyên tắc đã đề ra
     + Quán triệt quan điểm sử dụng theo đào tạo.
     + Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo vì lợi ích của học sinh (bố trí giáo viên cũ xen giáo viên mới, giáo viên giỏi kèm giáo viên còn hạn chế để hỗ trợ khi soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm.)
    + Đảm bảo khối lượng công việc vừa phải đối với mỗi giáo viên.
    + Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, sức khoẻ của mỗi thành viên.
    3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thông qua nhiều nội dung, biện pháp, hình thức:
    3.1.Xây dựng kế hoạch, định hướng hoạt động cho tổ chuyên môn:
     Ngay từ đầu năm, tôi đã định hướng cho các tổ chuyên môn, có kế hoạch chung của nhà trường, từ đó dựa trên đặc điểm tình hình giáo viên, tình hình học sinh trong khối phối hợp với kế hoạch năm học của bộ phận chuyên môn khối trưởng sẽ chủ động xây dựng kế hoạch riêng cho khối mình.
Kế hoạch chủ yếu đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cũng như các hoạt động bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, Đổi mới phương pháp dạy – học; sinh hoạt chuyên môn khối, dự giờ thăm lớp, giáo viên tự chọn dựa vào tình hình thực tế của lớp. Chú ý tập trung vào chủ đề năm học: “ Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
     3.2.Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn:
 Đảm bảo sinh hoạt đổi mới theo công văn 1315/BGD ĐT-GDTH ngày 16 tháng 4 năm  2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên  môn chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học
+ Việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức chuyên đề, các hoạt động trọng tâm ..... đã thực hiện (lưu ý việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết, đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học )
- Đi sâu trao đổi, bàn bạc kỹ về việc đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới soạn giảng:
+ Thực hiện đổi mới soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
+ Thông qua những kiến thức, kỹ năng trọng tâm.
+ Giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động với trẻ
+ Thông nhất các hướng, biện pháp thực hiện các bài dạy khó trong tuần.
- Bồi dưỡng chuyên môn: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, bàn biện pháp thực hiện. Thảo luận các vấn đề nổi bật về chuyên môn.
Cụ thể: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về chuyên môn, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Qua buổi họp, tổ trưởng cùng với giáo viên đưa ra nhận định về việc giảng dạy trong tuần đồng thời cùng nhau thảo luận bàn bạc xác định kiến thức trọng tâm của từng bài ( đặc biệt đối với những bài mà giáo viên cho là kiến thức “nặng”, không đủ thời gian để dạy ) để từ đó lập kế hoạch điều chỉnh hoặc đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học sinh của từng lớp. Người tổ trưởng phải nắm bắt chương trình theo chiều dài bộ môn, xác định được kiến thức trọng tâm để phân bố thời gian cho hợp lý và đi đúng mục tiêu trọng tâm của bài dạy.
Triển khai kế hoạch của khối nhằm giúp giáo viên kịp thời cập nhật thông tin, bàn bạc biện pháp để các thành viên trong tổ khối cùng thực hiện tốt kế hoạch tổ khối đã đề ra.
Tạo thư viện thông tin cho giáo viên: nhân rộng những trang web để giáo viên truy cập thông tin, những mẩu thông tin cần thiết trên sách, tạp chí phục vụ tốt cho bài dạy.
Tổ trưởng phải tham mưu cho ban giám hiệu để tổ chức chuyên đề dựa trên những khó khăn thực tế mà giáo viên trong khối gặp phải trong quá trình giảng dạy. Kết hợp thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, giúp đỡ giáo viên.
Quán triệt các tổ khối trưởng cần làm thế nào để buổi sinh hoạt tổ khối trở thành nhu cầu thật sự đối với giáo viên phải làm sao cho nội dung của buổi họp cần cụ thể, thiết thực. Đồng thời người quản lý chuyên môn phải can thiệp đúng lúc, gợi mở kịp thời để giáo viên mạnh dạn chia sẻ, trao đổi ý kiến . Qua đó người quản lý sẽ nhận định đúng hơn sở trường của từng người để bố trí công việc cho hợp lý.
3.3.Phát huy vai trò “đầu tàu” của tổ trưởng chuyên môn:
Luôn định hướng và tạo mọi điều kiện để tổ khối trường luôn là người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết đoán, chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc. Là người bạn, người đồng nghiệp chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, đóng góp tích cực xây dựng tập thể vững mạnh để các thành viên trong mỗi tổ khối có sự hợp tác thống nhất trong mọi hành động. Tổ khối là bộ phận nòng cốt đẩy mạnh chất lượng giáo dục và giảng dạy trong nhà trường.
3.4 .Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, giáo viên:
Bồi dưỡng nhận thức cho bản thân, đội ngũ:
Nhận thức của bản thân, giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Nếu mọi người nhận thức đúng, thông suốt thì công việc sẽ được thực hiện một cách trôi chảy và đưa đến hiệu quả cao.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện để 100% giáo viên được tham gia học tập, tham dự các lớp tập huấn, các buổi chuyên đề do ngành tổ chức. Sau khi dự chuyên đề xong, trong buổi họp khối, giáo viên cùng nhau phân tích chuyên đề sẽ áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình nhà trường, đặc điểm học sinh của từng lớp, tránh trường hợp vận dụng một cách rập khuôn, máy móc.
Nhà trường đã trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại, kết nối mạng Internet, cung cấp các loại sách báo về giáo dục có liên quan đến công tác giảng dạy để họ tham khảo nghiên cứu tự học, tự bồi dưỡng. Công việc này đã giúp cho giáo viên có thói quen cập nhật thông tin thường xuyên, kịp thời làm cho bài giảng của mình ngày càng trở nên thiết thực và phong phú.
Hàng tháng nhà trường đều tổ chức các buổi chuyên đề, quan tâm hơn với những chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ( soạn giáo án vi tính, dạy trên chương trình PowerPoint); tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau về các hình thức tổ chức cũng như phương pháp dạy học tích cực. Sau mỗi tiết dạy tổ chức cho giáo viên trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm để tiết dạy được hoàn thiện hơn.
Phát huy vai trò của công tác dự giờ, thăm lớp:
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ thăm lớp giúp đỡ giáo viên ( có báo trước, đột xuất) tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay những vướng mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể. Đây chính là cơ hội để thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, biết phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của giáo viên nhằm tích cực hóa các hoạt động dạy học khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo nhằm khai thác triệt để khả năng của giáo viên giúp giáo viên tự tin, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy. Nhà trường nhân rộng những tiết dạy hiệu quả, đảm bảo tiêu chí “ Dạy thật - Học thật.”
Bồi dưỡng sử dụng đồ dùng dạy học: 
Ban giám hiệu phối hợp với bộ phận thiết bị luôn động viên, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học, thiết kế giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin, đây chính là cơ hội để giáo viên được thể hiện ý tưởng của mình. Hoạt động này giúp giáo viên nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động dạy học của mình.
Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học trong từng môn, từng bài cụ thể. Qua các buổi dự giờ, chúng tôi luôn tư vấn cho giáo viên cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học sao cho triệt để và đạt hiệu quả cao nhất.
4. Tham gia  sinh hoạt chuyên môn cụm trường
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp các trường bạn;
Ban giám hiệu nhà trường phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi - cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì và phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực
Sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên môn cụm, BGH thả luận, chọn lọc, cải tiến sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trừng để vận dụng đạt hiệu quả.
5. Phát huy tốt công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường
Xây dựng phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường:
Qua phong trào thi đua, mọi người có cơ hội để tự biểu hiện mình, làm tăng thêm sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp. Để thi đua thực sự có ý nghĩa, trong tổ chức tôi luôn đảm bảo các yêu cầu sau:
Bám sát mục tiêu là nâng cao chất lượng dạy và học.
- Có mục tiêu, chương trình, kế hoạch cụ thể, tiêu chuẩn thi đua rõ ràng công khai, sát thực tế, khả thi.
Khen thưởng công bằng, có kết hợp động viên tinh thần, khuyến khích bằng vật chất.
          Trên đây là báo cáo kinh nghiệm về phát triển chuyên môn cho bản thân và đồng nghiệp  tại trường PTDTBT Tiểu học số 2 Mường Mươn năm học 2023 -2024
                                                                                    Người viết : Nguyễn Thị Liễu
                                                                                   Nguồn : Trường PTDTBT TH số 2 Mường Mươn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi